Trả lời bởi Spencer Alexander McDaniel – học bằng cử nhân ngành Lịch sử và Nghệ thuật Cổ điển, Đại học Indiana tại Bloomington, ngày 11 tháng 6.
Nguồn: https://qr.ae/pN2ymX
Ờm, thực ra thì tranh Hitler vẽ không “xấu”; nó chỉ nhàm chán một cách đáng ngạc nhiên.
Bố cục của Adolf Hitler rất tốt. Ông ấy có thể vẽ lên những công trình giống hệt như thực tế, những cái cây nhìn hệt như cây thật và cái ao giống như đời thực – nhưng tác phẩm của ông lại thiếu mất nét riêng biệt, thiếu trọng tâm và tệ hơn là thiếu ấn tượng với người khác.
Một mặt là vì màu sắc trong những bức vẽ này cực kỳ trầm. Trầm đến mức nó tưởng chừng như chỉ có màu nâu, xám, đen, trắng và xanh rêu. Nhìn vào những bức tranh ấy giống như đi lạc vào một thế giới ảm đạm đến vô cùng, nơi mà bầu trời luôn xám nhịt và không có ai được hạnh phúc.
Nội dung của chúng cũng khá buồn chán. Hitler thích vẽ các công trình kiến trúc. Thực chất đây không phải là vấn đề; rất nhiều họa sỹ nổi tiếng cũng vẽ công trình kiến trúc. Vấn đề là Hitler thích chúng vì kiến trúc chứ không phải là một đối tượng nghệ thuật. Vì vậy những bức tranh vẽ này trông giống như một bản thiết kế công trình hơn bất cứ cái gì bạn có thể thấy trong các viện trưng bày.
Bên cạnh đó, những bức tranh của Hitler thể hiện sự chán chường đối với con người. Bằng chứng là rất hiếm khi có sự xuất hiện của con người trong tất cả các bức tranh và khi có đường đi hoặc con phố nào đó trong những bức tranh ấy, chúng sẽ luôn luôn vắng bóng người. Trong một số bức mà Hitler quyết định vẽ người, họ sẽ luôn chìm đi và rất khó để phân biệt với background.
Đây là một số bức tranh mà Adolf Hitler đã từng vẽ:

Ngôi nhà bên bờ biển.
- 1 Ngôi nhà bên bờ biển – Adolf Hitler, khoảng năm 1910
- 2 Hàng cây ven lối mòn ra biển -Adolf Hitler vào năm 1911
- 3 Tòa Hofbräuhaus ở Munich- Adolf Hitler
- 4 – Sảnh thị trấn ở Munich – Adolf Hitler
- 5 Schloss Belvedere tại Vienna – Adolf Hitler
- 6 – Nhà hát Opera tại Vienna – Adolf Hitler
- 7 – Ardoye, Pháp – Adolf Hitler năm 1917

Hàng cây ven lối mòn ra biển





Đó, bạn có thể thấy Hitler rất giỏi về mặt kĩ thuật nhưng tác phẩm của ông lại mờ nhạt một cách thảm hại. Những bức vẽ này vừa đủ để dùng trên thiệp, phong thư,… nhưng chắc chắn không đủ chất lượng để trưng bày.

Hitler có thể khiến cả những tòa lâu đài đẹp đẽ nhất trở lên nhàm chán cực độ. Ví dụ như Schloss Neuschwanstein – một lâu đài ở phía tây nam Bavaria. Hãy để ý đến những màu sắc sặc sỡ và đầy ấn tượng trong bức ảnh thứ 8.

Giờ nhìn sang bức vẽ của Adolf Hitler (9) của đúng tòa lâu đài ấy, từ đúng góc ấy. Bạn nhận thấy những màu sắc vừa rồi đều bị làm trầm xuống, bạc đi chứ:
Có một ngoại lệ duy nhất mà trong ấy Adolf Hitler thật sự cố gắng để miêu tả chân dung con người ở gần và thực tế nhất nhưng phũ phàng mà nói, nó khá là khủng khiếp. Có lẽ bức tranh này giải thích phần nào lý do mà Hitler không bao giờ miêu tả con người ở cận trong bất kì bức tranh nào khác.
Bức vẽ ấy là bức Đức Mẹ Mary ôm trên tay Jesus, khi ấy mới chỉ là đứa trẻ. Hình tượng Đức Mẹ và đứa trẻ đã trở thành nội dung được vẽ lại hàng triệu lần theo nghĩa đen và điều ấy nghĩa là nếu ai đó muốn vẽ lại nó, người ấy phải có một thứ gì đó để tách bức tranh của họ ra khỏi những bản đã được vẽ trước ấy.

Trước khi tôi đưa cho các bồ bản vẽ của Hitler, tôi muốn mở vài bức tranh khác cũng về Đức đồng trinh và đứa trẻ được vẽ bởi những họa sỹ khác nhưng cùng phong cách mà Hitler muốn vẽ để các bồ có ấn tượng.
Bên dưới là bức Madonna del Granduca, vẽ vào năm 1505 bởi họa sỹ người Ý thời Phục Hưng Raphael. Một phần khiến cho bức tranh của Raphael nổi bật là đứa trẻ đáng yêu khó tin. Trong ấy, Jesus có gương mặt dễ thương cùng với cánh tay bé nhỏ, bụ bẫm. Bên cạnh ấy, người ta có thể thấy Raphael dành rất nhiều tâm huyết vào đổ bóng và nếp gấp trên váy của Mẹ Mary. Vì vậy cả bức vẽ trở lên thật.

Giờ đến một phiên bản khác mang tên The Virgin of the Lilies, vẽ vào năm 1899 bởi họa sỹ người Pháp William-Adolphe Bouguereau. Bức tranh này được vẽ trong chính thời đại của Adolf Hitler bởi một họa sỹ có phong cách mà chính Hitler muốn vẽ lại.
Bouguereau được biết đến với phong cách vẽ hào quang hóa thực tại và hình tượng trang nghiêm. Để ý trong bức tranh này, ta cảm nhận được lối đổ bóng đầy tinh tế, nét gần gũi trong hình ảnh Thánh nữ, sự khiêm tốn của bà với đôi mắt rủ xuống và cảm giác bình yên, ngây thơ khi nhìn vào khuôn mặt của đứa bé. Đây là kiểu tranh vẽ mà Adolf Hitler muốn tạo ra.
Tôi tin thế là đủ cho bạn trước khi nhìn vào bức tranh thật mà Adolf Hitler vẽ Đức mẹ và đứa trẻ. Oke, nó không phải quá mức tệ hại, nhưng cũng không thể mang ra so sánh với bất kì bức nào trong số những bức tôi vừa đưa ra. Rõ ràng là Hitler không giỏi vẽ người và ổng đổ bóng tệ không tưởng. Các vật thể trong bức tranh không nổi bật và thiếu mất chiều sâu. Phân bố trong tranh cũng không hợp lý.

Nhìn kĩ hơn thì đứa trẻ không được đáng yêu mà thay vì đó, cậu bé trông… well, hơi bị kinh dị, nói thật đấy. Cả cậu bé và mẹ đều khiến người nhìn khó chịu rồi đến cái nền. Cái background ấy tồi, rất tồi bởi cái mày vàng chói sáng ấy gần như chiếm chọn cả bức tranh rồi. Đây là lần duy nhất Hitler dùng màu sắc thật, nhưng trái lại ông ấy lại khiến nó trở lên tởm lợm.
Tôi nghĩ rằng, trong một vũ trụ song song, có lẽ Hitler đã trở thành một nhà thiết kế khá ổn. Nhưng đáng buồn thay, trong thế giới của chúng ta, ông ấy lại trở thành kẻ độc tài giết người có tổ chức và chịu trách nghiệm cho cái chết của 17 nghìn người, bắt đầu cuộc chiến giết đi khoảng 70-85 nghìn người khác.
Mình không hiểu gì về tranh nhưng phải công nhận, xem tranh của ông tạo một cảm giác gờn gợn khó chịu cực kì. Hình như ông cũng hay vẽ sai phối cảnh rất nhiều lần nữa thì phải. Vậy nên đi thi mới bị đánh trượt.
ThíchThích